Skip to content

Có tiêu chuẩn chung dành cho nắp hố ga không?

Nếu bạn lắp đặt nắp hố ga mới hoặc thay thế nắp hiện có thì kích thước và chất liệu không phải là yếu tố duy nhất bạn cần quan tâm bởi nắp hố ga có tiêu chuẩn chung cần phải được tuân theo.

Tiêu chuẩn chung cho nắp hố ga

Nắp hố ga là sản phẩm công cộng và được sử dụng nhiều ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn. Chức năng chính của nắp hố ga là đảm bảo việc thoát nước và xử lý chất thải ở các khu vực công cộng, đường phố, nhà máy và các công trình xây dựng. Ngoài ra, nó còn đảm bảo trật tự, an toàn cho các phương tiện giao thông và người đi đường, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị.

Chính bởi các lý do trên, việc sản xuất nắp hố ga phải có một tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo chất lượng, độ an toàn và tính tương thích của các loại nắp hố ga trên thị trường. 

Tại Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10333-3:2014 là tài liệu tham khảo chính cho các nhà sản xuất và thi công về nắp hố ga và song chắn rác. TCVN 10333-3:2014 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 

Bộ nắp hố ga TP-KVDNT
Nắp hố ga TP-KVDNT do Thiên Phát sản xuất

Tiêu chuẩn này quy định chi tiết về:

  • Yêu cầu kỹ thuật: Bao gồm kích thước, hình dạng, vật liệu, độ dày, khả năng chịu tải, độ bền,... của nắp hố ga.
  • Phương pháp thử: Các phương pháp để kiểm tra chất lượng của sản phẩm như thử tải trọng, thử va đập, thử chống ăn mòn,...
  • Phân loại: Phân loại nắp hố ga dựa trên khả năng chịu tải, phù hợp với từng loại đường và vị trí lắp đặt.

Một số thông tin quan trọng trong Tiêu chuẩn TCVN 10333-3:2014 về nắp hố ga

Các quy định chi tiết về nắp hố ga được ghi lại tại phần 3 “Nắp và song chắn rác” của Tiêu chuẩn TCVN 10333-3:2014 với một số nội dung chính như sau:

1. Yêu cầu về vật liệu

Các vật liệu được cấp phép sản xuất nắp hố ga là gang, thép, bê tông cốt thép, composite. Thực tế tại Việt Nam, nắp ga gang là phổ biến nhất vì có độ bền và tuổi thọ cao, với gang cầu thì việc bảo dưỡng, thay thế nắp hố ga gần như không cần thiết. Ngoài ra, khả năng chống trộm của nắp ga gang cũng rất tốt bởi nó có khối lượng tương đối nặng.

Tuy nhiên, các công ty đúc gang chuyên nghiệp không được sản xuất nắp hố ga tràn lan với các kích thước hoặc tiêu chuẩn không đảm bảo, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông..

Nắp hố ga bê tông cũng tương đối phổ biến do có giá thành rẻ và dễ sản xuất nhưng độ bền không quá cao như nắp ga gang và khi vỡ rất dễ gây nguy hiểm cho các phương tiện và người đi đường.

Đọc thêm: Nắp ga gang và nắp hố ga bê tông: Đâu là lựa chọn tối ưu nhất?

2. Yêu cầu về kích thước

Kích thước khung của nắp hố ga sẽ còn phụ thuộc vào kích thước của miệng cống và đảm bảo theo Tiêu chuẩn TCVN 10333-3:2014. Hiện nay, kích thước của nắp hố ga phải đảm bảo với các tỷ lệ phổ biến trong xây dựng và thi công nhưng kiểu dáng rất đa dạng như hình tròn, hình chữ nhật, tam giác...

Ngoài ra, Tiêu chuẩn cũng quy định về hoa văn nổi chống trượt trên nắp như tổng diện tích của hoa văn từ 10% - 70% diện tích bề mặt nắp và từng loại nắp sẽ có kích thước hoa văn riêng.

3. Yêu cầu về tải trọng

Nắp hố ga được ứng dụng trong thực tế cần đảm bảo khả năng chịu được trọng tải đứng từ 1,5 tấn (khoảng 15kN) đến 90 tấn (khoảng 900kN). Tùy theo mỗi dòng sản phẩm, vị trí lắp đặt sẽ yêu cầu về khả năng chịu tải cụ thể.

Theo đó, trong Tiêu chuẩn TCVN 10333-3:2014 hiện cũng quy định và phân thành 6 loại theo các cấp tải trọng, vị trí lắp đặt phù hợp như:

  • Cấp A15 - 15KN: Lắp đặt tại những nơi dành cho người đi bộ, đi xe đạp như vườn, sân hiên, đường dành cho người đi xe đạp...
  • Cấp B125 - 125KN: Lắp đặt trên các vỉa hè, đường dành cho người đi bộ, xe đạp, xe máy và bãi đỗ xe ô tô con ô tô gia đình, xe vans và ô tô 4 chỗ.
  • Cấp C250 - 250KN: Lắp đặt ở khu thương mại, siêu thị và công viên, bãi đậu xe tư nhân nhỏ và những con đường có lưu lượng giao thông thấp.
  • Cấp D400 - 400KN: Lắp đặt trên lòng đường chính, đường cao tốc và khu vực có mật độ phương tiện giao thông cao như bãi đỗ xe công cộng.
  • Cấp E600 - 600KN: Lắp đặt ở khu vực đường có xe tải trọng lớn qua lại như quốc lộ, khu công nghiệp, bãi bốc xếp và bốc dỡ hàng hóa.
  • Cấp F900 - 900KN: Lắp đặt ở những khu vực có các phương tiện tải trọng cực lớn di chuyển như bến cảng, đường băng sân bay.

3. Các yêu cầu khác về bề mặt, độ mài mòn

Các nắp hố ga cần đảm bảo phẳng đều, không được có các điểm lồi lên hoặc lõm xuống quá 2mm bởi bất kì sự sai lệch nào cũng có thể trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Theo Tiêu chuẩn TCVN 10333-3:2014 quy định, độ mài mòn của nắp hố ga được làm từ bê tông không vượt quá 0,6g/cm2. Tức là khi sản xuất nắp hố ga làm bằng bê tông cần đảm bảo sản xuất với khả năng chống chịu mài mòn tốt, đáp ứng thời gian sử dụng lâu dài do bê tông thường rất nhanh bể vỡ khi chịu trọng tải lớn thường xuyên.

Vết nứt trên bề mặt của nắp bê tông cốt thép cũng không được quá 0,1mm

Cách đo miệng cống

Trước đặt sản xuất nắp hố ga, cần phải xác định được kích thước của vùng mở đúng cách để lựa chọn nắp phù hợp và đảm bảo theo đúng Tiêu chuẩn đề ra. 

Kích thước vùng mở thoáng là kích thước của lỗ mà bạn muốn che phủ, tức là kích thước bên trong của hố gạch hoặc buồng nhựa. Các kích thước khác như miệng lỗ hoặc khung có thể khác nhau, tùy thuộc vào các nhà sản xuất và nhu cầu sử dụng. Kích thước nắp hố ga sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước vùng mở thoáng nên quá trình đo phải chính xác tuyệt đối, hạn chế tối đa các sai số.

Việc đo đạc này phải được thực hiện bằng mm để có độ chính xác vì đó là đơn vị tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất nắp hố ga. Sau khi có phép đo này, bạn có thể duyệt tìm nắp hố ga.

Tại Việt Nam, nắp hố ga thường có hình tròn do miệng cống hình tròn và hình tròn phân bố lực đều hơn các hình dạng khác, giúp nắp hố ga chịu được tải trọng lớn từ các phương tiện đi lại mà không bị biến dạng hoặc vỡ.

Tham khảo từ: drainagesuperstore.co.uk 

5/5 (1 bầu chọn)